Cập nhật vào 13/12
Bắc Trung Bộ là vùng địa phương có nét văn hóa ẩm thực đa dạng. Đến vùng đất này, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn độc đáo với sự kết hợp các nguyên liệu hài hòa cả về màu sắc lẫn hương vị.
Nào hãy cùng chúng tôi tham khảo những món đặc sản của vùng Bắc Trung Bộ sau đây:
Nội dung chính
1. Mắm ruốc (Huế)

Mắm ruốc Huế là một đặc sản độc đáo của miền Trung, nó không chỉ tạo ra vị thơm ngon cho mình mà khi kết hợp với những món ăn khác sẽ giúp các món đó hấp dẫn hơn. Mắm ruốc có ở nhiều địa phương khác nhau, Hải Phòng, Quy Nhơn, Quảng Trị, Phú Quốc, Phú Yên,… mỗi vùng lại làm ra món mắm ruốc có hương vị riêng. Tuy nhiên, mọi người vẫn luôn nhắc đến mắm ruốc Huế với hương vị ngon nhất.
Qua bàn tay thuần thục, lành nghề của người dân Huế, những con mắm ruốc được ủ nhiều ngày sẽ tạo ra một chai mắm ruốc thơm ngon. Đó là kết quả của tình yêu, tâm huyết, truyền thống của người dân xứ Huế. Tất cả kết hợp lại tạo nên một vị đậm đà, sự hấp dẫn.
2. Mì Quảng, Cao lầu phố Hội, Quảng Nam
Sau khi dạo một vòng phố cổ Hội An, du khách có thể dừng chân thưởng thức hai món ngon nức tiếng nơi đây là mì Quảng và cao lầu. Với mì Quảng, đây là món ăn đặc trưng đáng tự hào của người dân xứ Quảng.
Mì Quảng ngon nước lèo phải sánh,không nhiều như các món mì khác, chỉ đủ thấm và quyện vào từng sợi mì đủ để làm mềm những món rau ăn kèm như xà lách, bắp chuối, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, mùi và một trái ớt sừng,…
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm những món ăn đặc sản khác của Vùng Bắc Trung Bộ tại: đặc sản Bắc Trung Bộ.

Cao lầu gần giống với mì Quảng, cũng bao gồm nhiều nguyên liệu trộn với nhau và đặc biệt ít nước dùng. Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng.
Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.
3. Nem chua Thanh Hóa

Nem chua Thanh Hóa là một đặc sản nổi tiếng miền Trung, nó là món quà biếu mỗi khi có dịp ghé qua đây. Nem chua có nhiều loại: Nem dài, nem vuông, nem cối, nem thính, nem nướng,… Nem chua được làm từ bì lợn thái chỉ, thịt mông nạc, thính gạo, gói cùng lá đinh lăng hoặc lá ổi bánh tẻ và các gia vị đặc trưng như tỏi, ớt.
Thịt mông nạc chọn phải ngon, không dính mỡ và gân, sau đó thái thật mỏng cho vào cối xay nhuyễn. Bì lợn chỉ ấy phần ở lưng và hông để có độ dày và giòn. Bì lợn phải lọc hết mỡ, thái chỉ nhỏ để trộn vào thịt nạc, nêm nếm muối tinh rang khô, nước mắm ngon, hạt tiêu, mì chính và thính. Nem chua cần phải có thời gian lên men nên khi làm xong không được ăn luôn.
4. Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng
Cũng như các tỉnh miền Trung khác, thành phố ven bờ sông Hàn này cũng chứa đựng trong lòng mình nhiều món ăn ngon như: bánh canh chả cá, bún chả cá, cá đuối nướng mỡ hành, bánh đập, cơm gà, mì Quảng…
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các món ăn ngon khác của miền Trung tại: món ngon miền trung.

Bên cạnh những món ngon kể trên, du khách đừng quên thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo ở đây. Món ăn này có thành phần đơn giản với thịt heo, bánh tráng, rau sống các loại… ăn kèm là chén mắm nêm thơm nồng cay cay đầy hấp dẫn. Bánh tráng thịt heo đặc trưng nhất ở Đà Nẵng phải là loại hai đầu mỡ, ăn kèm với nhiều loại rau và bát mắm nêm đặc trưng.
5. Bánh canh cá lóc Quảng Trị
Quảng Trị có nhiều món đặc sản nổi tiếng, nhưng ngon nhất phải kể đến bánh canh cá lóc (tiếng địa phương là cá tràu). Ngoài ra, bánh canh cá lóc thường được người dân nơi đây gọi bằng cái tên quen thuộc là “cháo cá”, hay “cháo bột”. Tên gọi đã nhiều mà cách nấu cũng không phải chỉ có một. Cách phổ biến nhất là cá lóc lọc lấy thịt, đem ướp gia vị, um chín, phần xương đem giã ra nấu lấy nước dùng.
Bột gạo nhào thành khối, cán mỏng, cắt sợi. Khách gọi, chủ quán đun sôi nước dùng, cho bột vào nấu rồi đến khi gần chín mới cho phần thịt cá vào. Bánh canh nóng hổi múc ra tô, rắc thêm một nắm hành xắt mịn, khói bốc lên nghi ngút, ngon từ con bột trắng ngần cho tới miếng cá ngọt thơm.
Riêng ở vùng Hải Lăng, một huyện nhỏ phía nam tỉnh Quảng Trị, người dân lại nấu bánh canh – cháo bột theo cách khác. Bột xay từ gạo ngon, đem nhào cho thật kỹ để độ dai thật “chín” rồi cũng đem cán mỏng, cắt sợi. Không đợi đến khi khách gọi, bột được cho luôn vào nồi nấu ngay từ đầu.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các món đặc sản miền Trung, mời tham khảo cấc bài viết dưới đây: