Cá mực còn gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư, mặc ngư, thuộc họ mực nang (Sepiidae), tên khoa học là Sepia spp. Cá mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân.
Phần đầu có 8-10 tay (tua cuốn) với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng cơ thể, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng. Mai mực là lớp vỏ trong bằng đá vôi xốp, bọc một lớp sừng mỏng. Mực nang có nhiều ở vùng biển nhiệt đới, chúng sống thành từng đàn ở tầng nước sâu có độ mặn cao. Mực nang ăn cá, giun và các động vật nhỏ hơn.
Mùa sinh đẻ của mực từ tháng 4 đến tháng 9. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là mai mực với tên gọi là ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu. Mùa khai thác từ tháng 6 đến tháng 8. Mực đem về mổ lấy thịt, giữ lại mai, rửa sạch muối bám ở ngoài, phơi khô. Khi dùng cạo sạch vỏ cứng ở ngoài mai, cắt thành miếng nhỏ hoặc tán bột, rây mịn.
Trong mai mực có các muối canxi dưới dạng carbonat, photphat, sunfat, các chất hữu cơ và chất keo. Mai mực có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng chỉ huyết, làm se. Thịt cá mực cũng được dùng làm thuốc nhưng không phổ biến. Trong thịt mực có protit, lipid, canxi, photpho, sắt vitamin B1, B2, B6, PP. Thịt cá mực có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí, điều kinh.
Xem thêm : Mách bạn bí quyết làm giá đỗ cực ngon
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, cách bào chế mai mực để dùng tương đối đơn giản, thường người ta lấy mai mực, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô, khi dùng tán bột, sao kỹ.
Mai mực có tác dụng thông huyết mạch, khử hàn thấp và cầm máu, thường dùng để chữa thổ huyết, ho, nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài xuất huyết, phụ nữ bị bế kinh. Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý, người âm hư thì không nên dùng.
Một số bài thuốc có thành phần mai mực như sau:
Lưu ý khi dùng dược liệu mai mực
Mai mực là vị thuốc quý, có đặc tính dược lý đa dạng. Tuy nhiên khi dùng bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
Tự ý dùng bài thuốc chữa bệnh từ mai mực có thể không đem lại tác dụng như mong muốn và tăng nguy cơ phát sinh các tình huống rủi ro. Do đó trước khi dùng dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Xem thêm:
Gò thái dương và gò thủy tinh là hai gò trên bàn tay dùng để…
Người ta thường có câu “khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ”. Người…
Cầu thang sắt gác lửng là giải pháp giúp tối ưu diện tích sử dụng…
Không dùng thuốc kháng sinh hay thuốc tăng trọng, được nuôi hoàn toàn bằng ngũ…
Trong nhân tướng tóc cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện được phần…
Tướng người có ý chí mạnh thường là người sống thiên về lý trí, mạnh…