Chắc hẳn, bún bò Huế không còn là món ăn lạ lẫm với nhiều người, từ Nam ra Bắc, món bún này đã trở thành đặc sản, mang đậm dấu ấn của một vùng cố đô xưa.
Khác với những sợi bún thông thường, bún bò Huế có sợi bún to, trắng, dai dai, khiến người ăn thích thú. Không chỉ có sợi bún “gợi cảm” mà những thành phần đi kèm như bắp bò, giò heo, chả, … cũng rất hấp dẫn.
Một tô bún bò Huế chính hiệu sẽ có vị ngọt của nước hầm xương, vị béo của giò heo, thêm một chút vị cay nồng mang đặc trưng xứ Huế. Nước hầm xương trong bùn bò chứa xả, cùng với đó là mắm ruốc, một loại mắm mà chỉ có ở xứ Huế, nên bạn sẽ thấy được một vị ngọt đặc trưng mà không nơi nào có được.
Bún bò Huế là sự kết hợp của nhiều thực phẩm, mang lại sự phong phú, đa dạng trong thưởng thức. Trong tô bún bò Huế ngoài chân giò và thịt bò sẽ mang được một thứ khá đặc biệt mà không phải nơi đâu cũng có, đó chính là chả cua.
Chả cua được là từ thịt và gạch của những con cua tươi sống, nên mang trong mình hương vị cũng như mùi hương thu hút. Chả cua mang giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo được độ tươi ngon. Tuy nhiên một số nơi sẽ thay chả cua bằng giò heo hoặc giò bò.
Rau thơm chuẩn bún bò Huế gồm cải con, giá đỗ, xà lách, bắp chuối,… mang lại cho bát bún một màu sắc đẹp, thu hút người ăn, cũng như dễ ăn hơn.
Nếu có dịp tới Huế, bạn có thể tới phố Trương Định – Phạm Hồng Thái, đường Lý Thường Kiệt, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trãi,… để có thể thưởng thức món bún bò Huế thơm ngon này.
Bún chả cá là một trong những đặc sản của người Đà Nẵng. Bún chả cá Đà Nẵng có màu cam đỏ bắt mắt. Thông thường, màu của tô bún được tạo từ cà chua, bí đỏ, mỡ xương. Mặc dù cùng nguyên liệu nhưng với cách chế biến riêng, màu sắc của bún chả cá ở mỗi quán cũng khác nhau.
Khác với những miếng chả cá thông thường, chả cá ở đây được làm từ cá thu, cá mối, cá nhồng … Miếng chả cá dù được hấp hoặc chiên vàng đều rất thơm và có vị dai do cá được giã bằng tay.
Nước dùng để làm bún chả cá Đà Nẵng được làm từ nước xương hầm. Người nấu cho thêm cà chua, dứa, hành để tạo thành một bát bún nhiều màu sắc. Bún chả cá Đà Nẵng ăn kèm với rau sống, măng chua nên không tạo cảm giác ngán.
Tô bún chả cá được mang ra cho khách lúc nào cũng nóng hôi hổi, tỏa mùi thơm phức. Với “tông” màu nóng và sáng làm chủ đạo, tô bún chả cá Đà Nẵng trở nên thật thu hút.
Nếu du khách đã từng một lần nếm thử bún chả cá tại các quán bún chả cá Đà Nẵng hẳn sẽ không quên được vị ngọt thanh tự nhiên của nước dùng thêm chút chua chua và mặn nồng mùi ruốc, vị ngon trong từng miếng chả cá.
Một số quán bún chả cá nổi tiếng ở Đà Nẵng nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Phan Thanh, …
Bình Đình không phải là một vùng đất trù phú mà chỉ có những con người chân thật, giản dị, quanh năm làm bạn cùng sóng biển, nắng biển. Cũng chính vì sự đơn sơ đó mà món bún tôm ở đây lại dễ lay động lòng người.
Món bún tôm ở Bình Định có sợi bún được làm thủ công ngay tại chỗ. Người ta ép bột gạo đã xay sẵn thành sợi, từ đó sợi bún chạy thẳng vào nồi nước đang sôi, đợi cho tới khi bún chuyển từ màu trắng đục sang trắng thì vớt ra rồi xóc sơ qua nước nguội.
Tôm làm bún phải còn tươi sống, những con tôm sinh sản tự nhiên. Mặc cho bề ngoài tôm nhỏ, nhưng thịt tôm lại ngọt và chắc. Những con tôm được lột vỏ, giã nhuyễn, sau đó chần qua nước đang sôi, cho bún vào tô và chế nước xáo bún vào, rắc thêm ít tiêu, bột ngọt, chút hành hương.
Hương thơm bốc lên ngào ngạt, hấp dẫn và kích thích mọi vị giác, khó mà từ chối lại được. Bún tôm được ăn kèm với bánh tráng gạo nướng. Tiếp đến, chỉ cần múc ít tôm đã giã nhuyễn vào tô, cho thêm bún, rau thơm rồi chế phần nước xáo vào, rắc thêm ít tiêu, bột ngọt,… cho vừa vị là xong. Người ta thường ăn bún tôm kèm với bánh tráng nướng.
Có thể nhiều người chưa thích khi lần đầu thưởng thức, nhưng thử ăn thêm vài lần nữa chắc chắn bạn sẽ nghiện ngay thôi. Sự hòa quyện tất cả các hương vị, vị ngọt của tôm, mùi hương thơm ngát của hành, chiếc bánh nướng nho nhỏ góp phần tạo nên món ăn điểm tâm sáng độc đáo cho vùng đất này.
Một tô bún bắp nấu cùng giò heo , hay bún bắp ốc ngon mắt có hương vị lạ . Bún bắp là nguyên liệu được làm khá công phu, chỉ có ở vùng Tuy An.
Một mẻ bún cần 6–7 ngày để hoàn thành. Trước tiên là khâu giã bắp. Bắp được giã chung với trấu, vừa giã vừa sàng sảy sao cho trở thành những hạt nhỏ được gọi là gạo bắp, sau đó đem gạo bắp ngâm nước trong 30 phút, rồi vớt ra ủ một ngày một đêm cho lên men chua.
Sau đó, phải mất đến ba ngày nữa để loại mùi chua trước khi đưa vào cối quết thành bột. Khi đó bột bắp được nén thành khối rồi cắt ra luộc lại khoảng 15 phút, sau đó cho vào máy xay nhuyễn lần cuối. Thêm một lần nhồi bột lại với nước ấm, đưa qua máy đùn sợi, sợi bún rớt xuống nồi nước sôi đến khi chín thì nổi lên mặt nước.
Nha Trang là một tỉnh thành có nhiều biển, chính vì thế mà đặc sản của biển cũng được tận dụng để làm ra những bát bún thơm ngon. Món ăn này được ưa dùng nhiều hơn vào những ngày nắng nóng.
Sứa để làm bún là loại sứa nhỏ bằng đầu ngón chân cái hoặc ngón tay cái, màu trắng đục, thành dày được vớt từ các đảo xa.
Sứa để làm bún sứa là loại nhỏ bằng đầu ngón chân cái hoặc ngón tay cái, màu trắng đục, thành dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Loại sứa này do các ngư dân vớt tận các đảo xa.
Nước dùng được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay phần đuôi thắt lại trông như cái nơ nhỏ, không xương nhỏ và ngọt lừ. Ngoài ra còn có chả cá bao gồm các loại cá trứ danh: thu, nhồng, đối… được lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín.
Khi ăn, chỉ cần lấy bún, rau ghém, sứa đã rửa sạch và vài viên chả cá cho vào tô, chan nước dùng nóng hổi là đã thành tô bún ngọt vị cá, giòn tươi từng miếng sứa.
Tô bún sứa mang đậm hương vị của một vùng đất biển đầy nắng, đầy gió, và sự mộc mạc của những con người nơi đây. Nếu có dịp đến với Nha Trang, Khánh Hòa du khách đừng nên bỏ lỡ món bún sứa này.
Gò thái dương và gò thủy tinh là hai gò trên bàn tay dùng để…
Người ta thường có câu “khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ”. Người…
Cầu thang sắt gác lửng là giải pháp giúp tối ưu diện tích sử dụng…
Không dùng thuốc kháng sinh hay thuốc tăng trọng, được nuôi hoàn toàn bằng ngũ…
Trong nhân tướng tóc cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện được phần…
Tướng người có ý chí mạnh thường là người sống thiên về lý trí, mạnh…